Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Ngữ Văn 12 : Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)


Ngữ Văn 12 : CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (Nguyễn Minh Châu)
I.Câu hỏi: 2đ
Câu 1; Trình bày ngắn gọn ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
– Nhan đề chiếc thuyền ngoài xa là một ẩn dụ về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật. Đó là chiếc thuyền có thật trong cuộc đời. Ở đó ngoài vợ chồng, họ có cả đàn con. Cuộc sống khó khăn, lam lũ, nơi ở chật chội,… làm con người thay đổi tâm tính. Trước đây chồng chị là người hiền lành, lấy chị – một người đàn bà xấu xí, cuộc sống gia đình đông con, khó kiếm ăn, túng quẫn là nguyên nhân làm cho người chồng trở nên cục cằn, thô lỗ và biến vợ thành đối tượng của những trận đòn. Những cảnh tượng đó, những thân phận đó nếu nhìn từ xa thì sẽ không bao giờ thấy được.
– Phùng đã chụp được cảnh một chiếc thuyền ngoài xa trong sương sớm – một “vẻ đẹp đơn giản và toàn bích” “Một chân lý của sự toàn diện”. Chiếc thuyền là biểu tượng của sự toàn mĩ mà chiêm ngưỡng nó, anh thấy tâm hồn mình “trong ngần”. Nhưng khi “chiếc thuyền đâm thẳng vào bờ”, chứng kiến cảnh đánh đập của người đàn ông kia, anh đã “kinh ngạc” và “vứt chiếc máy ảnh xuống đất”. Anh nhận ra rằng cái đẹp kia cũng ẩn chứa nhiều oái ăm, ngoan trái, nghịch lí. Nếu không đến gần thì chẳng bao giờ anh có thể phát hiện ra. Xa và gần, bên ngoài và thẳm sâu… Đó cũng là cách nhìn, cách tiếp cận của nghệ thuật chân chính.
Câu 2: Trình bày ngắn gọn những phát hiện của nghệ sĩ Phùng trong phần đầu truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa. Qua đó, nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn gởi đến người đọc diều gì?
– Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng:
1. Một “cảnh đắt trời cho”: là chiếc thuyền lưới vó ẩn hiện torng biền sớm mờ sương có pha chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào… Với người nghệ sĩ, khung cảnh đó chứa đựng “chân lí của sự hoàn thiện” dấy lên trong Phùng sự xúc cảm thẩm mĩ, tâm hồn anh như gột rửa, thanh lọc.
2. Một cảnh tượng phi thẩm mĩ (người đàn bà xấu xí, mệt mỏi; người đàn ông to lớn, dữ dằn) phi nhân tính, (người chồng đánh vợ thô bạo, đứa con thương mẹ đánh cha) giống như trò đùa quái ác, làm Phùng ngơ ngác, không tin vào mắt mình.
– Qua hai phát hiện của người nghệ sĩ, nhà văn chỉ ra: cuộc đời chứa đựng nghịch lí, mâu thuẫn. Không thể đánh giá con người, cuộc sống ở dáng vẻ bên ngoài mà phải đi sâu tìm hiểu, phát hiện bản chất bên trong.
Câu 3: Trong đoạn cuối truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, nhân vật nghệ sĩ Phùng mỗi khi ngắm kĩ và nhìn lâu hơn tấm ảnh do mình chụp thường thấy hiện lên những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó nói lên điều gì?

– Những hình ảnh thường hiện lên là:
+ Màu hồng của ánh sương mai.
+ Người đàn bà vùng biển (người đàn bà hàng chài) bước ra từ tấm ảnh.
– Những hình ảnh đó nói lên:
+ Chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc sống.
+ Hiện thực về số phận lam lũ, khốn khổ của con người.
+ Là biểu tượng của nghệ thuật – nhà văn muốn kêu gọi: hãy rút ngắn khoảng cách giữa nghệ thuật và hiện thực. Nghệ thuật chân chính không rời xa cuộc sống. Nhà văn (người nghệ sĩ) phải trung thực, nhìn rõ vào hiện thực, vào số phận con người.
Câu 4: “Tôi kinh ngạc đến mức trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn. Thế rồi chẳng biết tự bao giờ, tôi đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới”. Nhân vật “tôi” được nhắc đến là ai, tên tác giả và tác phẩm? Hành động trên của nhân vật tôi nói lên điều gì? – Nhân vật “tôi” chính là nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đồng thời cũng là sự hóa thân của tác giả vào vai nhân vật Phùng. Đó là tác giả Nguyễn Minh Châu, tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.
– Hành động của nhân vật nói lên nhiều điều: Chiếc thuyền nghệ thuật thì ở xa, một khoảng cách đủ để tạo nên vẻ đẹp huyền ảo nhưng sự thực cuộc đời thì lại ở rất gần. Đừng vì nghệ thuật mà quên cuộc đời, bởi lẽ nghệ thuật chân chính luôn là cuộc đời và vì cuộc đời. Trước khi là nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp hãy là một con người biết yêu ghét vui buồn trước mọi lẽ đời thường tình, biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với con người.
Câu 5: “Người đàn bà trạc ngoài bốn mươi… cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt. Khuôn mặt mệt mõi sau một đêm thức trắng… tái ngắt và dường như đang buồn ngủ.” Người đàn bà được nhắc đến trong đoạn trích trên là ai? xuất hiện ở tác phẩm nào? Cách giới thiệu như thế gợi lên điều gì? Người đàn bà được nhắc đến trong đoạn trích trên là người đàn bà hàng chài, chị xuất hiện trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Cách giới thiệu gây ấn tượng về số phận của chị: kém nhan sắc, nhọc nhằn, lam lũ, nhiều cay đắng… Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng bao người phụ nữa Việt Nam có tâm hồn cao đẹp, một vẻ đẹp khuất lấp giữa đời thường.

II. Đề văn:
Đề 1: Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
Gợi ý đáp án
1/ Mở bài:
– Giới thiệu tác giả – tác phẩm.
+ Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn mở đường của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.
+ Sáng tác của ông từ những thập kỷ 80 của thế kỷ XX mang đậm cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức, triết lý, nhân sinh.
+ Giới thiệu tác phẩm: chiếc thuyển ngoài xa được sáng tác năm 1983 giai đoạn được coi là đã ghi lại những dấu ấn của Nguyễn Minh Châu trong qua 1trình đỗi mới văn học.
– Nêu vấn đề: nân vậ người đàn bà hàng chài được miêu tả torng tác phẩm káh đặc biệt, nổi bật lên với vẻ lam lũ nhẫn nhục nhưng hết lòng thương con và giàu đức hi sinh.
2/ Thân bài:
a/ Giới thiệu khái quát:
Người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa là nhân vật trung tâm của tác phẩm, nhân vật góp phần thể hiện cái nhìn đa diện của nhà văn trong quá trình khám phá cuộc sống.
b/ Cảm nhận về nhân vật người đàn bà hàng chài:
– Bề ngoài:
+ Trạc ngoài 40 tuổi, thô kệch, lúc nào cũng xuất hiện với khuôn mặt mệt mỏi, gợi ấn tượng về một cuộc đời nhôc nhằn, lam lũ.
+ Là một người đàn bà quá nhẫn nhục, cam chịu (bị chồng thường xuyên hành hạ, đánh đập; thầm lặng chịu đựng khi bị chồng đánh; nhất quyết xin tòa không cho bỏ chồng, tiếp tục gắn bó với lão đàn ông vũ phu)
– Bên trong:
+ Là một người mẹ thương con vô bờ, giàu đức hi sinh; trong khổ đau triền miên, vẫn biết chắt lọc những hạnh phúc nhỏ nhoi.
+ Có tấm lòng bao dung, chia sẻ, thấu hiểu và thông cảm với chồng (khi ở tòa án, bà lí giải việc lão đàn ông đánh vợ chỉ là một cách để lão giải tỏa nỗi tức tối, buồn phiền về cuộc sống).
c/ Đánh giá nhận xét
– Người đàn bà hàng chài được miêu tả từ dáng vẻ đến ngôn ngữ đối thoại, rất linh hoạt và phù hợp với tính cách.
– Nhân vật người đàn bà hàng chài được thể hiện qua quá trình thay đổi nhận thức của nhân vật Phùng, cũng đồng thời là cái nhìn khám phá, phát hiện về đời sống. Người đàn bà và câu chuyện của bà là câu chuyện về sự thật cuộc đời, giúp những người như Phùng và Đẩu hiểu được nguyên do của những điều tưởng như vô lí, hiểu được những con người mà mới chỉ nhìn bên ngoài, sẽ không thể nào đánh giá chính xác được.
– Qua nhân vật người đàn bà hàng chài, tác giả thể hiện cái nhìn thông cảm, thấu hiểu và trăn trở về cuộc đời, con người và hơn hết đặt vấn đề: hãy nhìn cuộc sống bằng cái nhìn đa diện, nhiều chiều để phát hiện và khám phá cuộc sống.
3/ Kết bài:
– Khẳng định lại vấn đề.
– Cảm nhận của bản thân về nhân vật.
Đề 2: Phân tích tình huống nhận thức torng truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu:
1/ Mở bài:
– Giới thiệu tác giả – tác phẩm;
+ Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới: Sáng tác của ông viết trong những năm 80 thường hướng đến đời thường, khám phá về số phận và phẩm cách con người trong thực trạng đa đạng và phức tạp cuộc sống. + Chiếc thuyền ngoài xa được Nguyễn Minh Châu viết năm 1983. qua tác phẩm nhà văn xây dựng một tình huống truyện độc đáo. Tình huống nhận thức mang tính khám phá, phát hiện về đời sống.

2/ Thân bài:
a/ Giới thiệu khái quát tình huống: Khái niệm tình huống: là những thời khắc đặc biệt trong đời sống mà ở đó các nhân vật thể hiện rõ bản chất trong các mối quan hệ giữa các nhân vật với hoàn cảnh. Tình huống đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
b/ Phân tích tình huống nhận thức:
– Tình huống làm thay đổi nhận thức con người nghệ sĩ Phùng đang ở trong giây phút thăng hoa của cảm xúc vì phát hiện ra “cảnh đắt trời cho”.
– Cảnh một chiếc thuyền lưới vó ẩn hiện trong biển sớm mờ sương và một cảnh tượng phi thẩm mĩ (một người đàn bà xấu xí mệt mỏi; một gã đàn ông to lớn, độc dữ) phi nhân tính (gã chồng đánh đập người vợ một cách thô bạo; đứa con vì thương mẹ đã đánh lại cha). Trước cảnh tượng ấy người nghệ sĩ trào lên một cảm xúc ngỡ ngàng từ đó anh đã có một cách nhìn đời khác hẳn.
– Dây là tình huống độc đáo, mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Tình huống bất ngờ, chứa đựng những nghịch lí của đời sống (cộng với câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện) đã khiến cho Phùng thay đổi nhận thức về cuộc sống:
+ Thấy rõ những ngang trái trong gia đình thuyền chài ấy, hiểu sâu thêm tính cách người đàn bà, chị em thằng Phác, hiểu sâu thêm bản chất người đồng đội của mình (Đẩu) và hiểu thêm chính mình.
+ Thấy rõ nghệ thuật phải gắn chặt với đời sống. Chiếc thuyền nghệ thuật mang vẻ đẹp huyền ảo thì ngoài xa, nhưng sự thật cuộc đời và vì cuộc đời. Đừng vì nghệ thuật mà quên cuộc đời, bởi lẽ nghệ thuật chân chính luôn là cuộc đời và vì cuộc đời. Tình huống nhận thức trong Chiếc thuyền ngoài xa vì thế như một gợi ý về yêu cầu đối với nghệ sĩ: phaỉ biết rút ngắn khoảng cách giữa nghệ thuật với đời sống. Người nghệ sĩ nếu đã có tình yêu sâu nặng với con người, phải biết turng thực, dũng cảm nhìn thẳng vào hiện thực cho dù hiện thực ấy có khắc nghiệt đến đâu chăng nữa.
– Qua tình huống nhận thức trong truyện, tác giả gửi gắm thông điệp: không được đơn giản, dễ dãi trong cách nhìn cuộc sống, con người mà phải có một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thực sự sau bề ngoài của hiện tượng. – Tình huống trên cũng đồng thời thể hiện cací nhìn thấu hiểu, trĩu nặng tình thương và âu lo của nhà văn đối với con người, với hiện thực cuộc sống trong thời bình.
3/ Kết bài:
– Khẳng định lại vấn đề.
– Cảm nhận của bản thân.
II. ĐỀ THAM KHẢO LUYỆN TẬP:
Đề 1: Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm một thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Anh/chị hiểu như thế nào về điều đó?
Đề 2: Nguyễn Minh Châu viết về nhân vật chánh án Đẩu trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa: “Một cái gì vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển”. Anh/chị hiểu như thế nào về câu văn này? Theo anh/chị, nhân vật nghệ sĩ Phùng có cùng tâm trạng với nhân vật Đẩu không?