Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Bài viết số 2 lớp 12 nghị luận xã hội


Bài viết số 2 lớp 12 đề 1 : Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông

Thực tế cho thấy, những năm gần đây, vấn đề giao thông, đặc biệt ở các đô thị lớn của cả nước, càng trở nên phức tạp. Hạ tầng giao thông không theo kịp với sự phát triển của kinh tế – xã hội đã dẫn đến sự ách tắc giao thông và đặc biệt đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng mà nhắc đến con số người chết và bị tàn tật do tai nạn giao thông gây ra, ai cũng thấy bàng hoàng. Vì thế, vấn đề an toàn giao thông đã trở nên cấp bách. Mọi thành phần trong xã hội hầu như tham gia giao thông trong đó có tuổi trẻ học đường.
Vậy tuổi trẻ học đường sẽ ứng xử như thế nào về vấn đề này? Văn hóa, xét cho cùng là giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra, thể hiện mối quan hệ, lối ứng xử, biểu hiện văn minh giữa con người với con người. Văn hóa giao thông là biểu hiện lối ứng xử “đẹp” giữa những người tham gia giao thông trong cộng đồng xã hội. Giao thông trở nên rối loạn nếu không có cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ, hoặc khi tín hiệu đèn không còn do mất điện. Va quẹt nhau một tí, không thấy lời xin lỗi nhau mà chỉ chực vàng tục, gườm nhau… Tình trạng lấn chiếm lòng lề đường, giao thông không đúng luật lệ và cả việc thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng vẫn diễn ra, đặc biệt ở các đô thị lớn, các bến tàu, xe, nơi sinh hoạt đông người.
Biết bao lần người ta nói đến việc nhân viên xe buýt hành hung khách. Báo Pháp luật đưa tin Ngày 14-3, Công an huyện Cái Bè cho biết đang điều tra làm rõ vụ một nhân viên xe buýt Nhật Long Cư đã hành hung một hành khách trọng thương chỉ vì… 1.000 đồng. Đó chỉ hành vi côn đồ, vô giáo dục. Nào là xe tải nặng “đánh võng” như xiếc trên xa lộ. Nào là người khoẻ mạnh giành đường với người khuyết tật. Chàng thanh niên sang trọng, cô gái xinh đẹp cứ dửng dưng đứng án ngữ ở đầu xe cứu thương, xe tang dù phía sau họ, còi báo động xin đường inh ỏi,… và nhiều hình ảnh khác đã làm nhói lòng những ai yêu cái đẹp trong đời sống con người! Và, những tai nạn giao thông từ những cuộc đi “bão” mà người ta dùng chỉ những loại người bất hảo ưa trò tốc độ một cách vô lí đã làm mất đi những công dân lương thiện đang tham gia giao thông. Hiện nay, một tình trạng xảy ra khá phổ biến là người vi phạm khi bị xử phạt dễ dàng chấp nhận việc nộp phạt, thậm chí chuẩn bị tư tưởng và tiền nộp phạt để đi cho thật nhanh. Điều này cho thấy biện pháp xử lí hành chính hiện nay và hình thức xử phạt chưa đủ mạnh tay để răn đe người vi phạm.
Phương tiện đi lại, thời gian và công ăn việc làm rất quan trọng đối với mọi người, vì vậy chúng ta cần nhắm vào điểm này để buộc người điều khiển phương tiện tham gia giao thông luôn “thường trực ý thức” mỗi khi tham gia giao thông. Đáng buồn hơn, những người đi xe máy, xe đạp và đi bộ này luôn tồn tại tâm lí các phương tiện giao thông lớn phải “sợ” và “nhường” xe nhỏ hơn và nếu xảy ra tai nạn, lỗi luôn thuộc về các phương tiện lớn hơn. Nhìn toàn cảnh bức tranh giao thông đường bộ những tháng gần đây, chính chúng ta cũng phải ngán ngẩm lắc đầu và sợ hãi chứ chưa kể đến người nước ngoài. Vì vậy, vấn đề là phải thượng tôn pháp luật và ý thức của con người.
Tuổi trẻ học đường – đối tượng có học vấn, được trang bị kiến thức và văn hoá nhiều phương diện trong đó có văn hoá giao thông. Ý thức đầu tiên là đi đúng luật quy định, đội nón bảo hiểm, không lạng lách, gương mẫu và tuyên truyền mọi người cùng ý thức về một hình ảnh có văn hoá trong giao thông Việt Nam. Đề cao lòng tự tôn dân tộc từ những việc nhỏ trong đó có văn hoá giao thông. Nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông. Đây chính là vấn đề cấp thiết nhất mà chúng ta cần phải làm ngay và nó cũng là vấn đề tiên quyết nhất trong “kế sách” giảm thiểu tai nạn giao thông hiện nay. Vậy chúng ta phải làm như thế nào để thức tỉnh ý thức, tinh thần trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông? Điều này liên quan đến mặt nhận thức của con người về hành động của họ để nhận ra phải – trái, đúng -sai. Nhận thức này được hình thành trên cơ sở nền tảng giáo dục mà đặc biệt là giáo dục cộng đồng, mà tuổi trẻ học đường cần phải góp phần thay đổi ý thức của người dân trong văn hoá giao thông.

Tham khảo thêm bài làm khác tại đây: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông

Bài viết số 2 lớp 12 đề 2: Tình thương là hạnh phúc của con người

Khi còn ở tuổi thiếu niên, dường như mọi người trong chúng ta thường nhìn nhận khái niệm hạnh phúc rất đơn giản là những điều mình mong muốn. Bước vào cuộc sống, bạn thật sự đặt chân lên cuộc hành trình tự khẳng định mình, tìm kiếm giá trị cuộc sống và ý nghĩa bản thân, bạn sẽ nhận ra rằng ” Tình Thương Là Hạnh Phúc của Con Người ”. Đó cũng chính là 1 chân lí vĩnh hằng của cuộc sống.

Dù mơ hồ hay rõ ràng, ai cũng có thể nhận ra rằng tình thương là những tình cảm đẹp đẽ và

nồng nhiệt của con người,gắn kết những trái tim đồng cảm. Nó có thể là tình cảm lứa đôi, tình cảm gia đình, bè bạn và cao hơn cả là tình người nói chung. Đó có thể là những tình cảm bình dị nhất, gần gũi nhất từ sự quan tâm, chăm sóc nhau trong cuộc sống đến những tình cảm lớn lao hơn mang tính giai cấp, cộng đồng. Tình thương – đó là tấm lòng yêu thương chân thành và trong sáng

–là tình cảm chỉ trao đi mà ko cần nhận lại, không vụ lợi, không toan tính.Có thể nói, tình thương

là 1 thứ tình cảm đẹp đẽ luôn tồn tại trong bản chất của mỗi con người.Và kết quả của sự yêu thương đó là sự thỏa mãn của con tim – cái được goi là niềm hạnh phúc. Hạnh phúc là gì ?

Tự bao đời nay, con người luôn khao khát yêu thương, luôn kiếm tìm hạnh phúc. Người ta

có thể cảm nhận được hạnh phúc nhưng để mô tả nó 1 cách rõ ràng thì ko phải là 1 điều đơn giản. Chỉ có thể nói về hạnh phúc như là 1 trạng thái sung sướng vì cảm thấy thỏa mãn ý nguyện.Nhưng đó không chỉ đơn thuần là ước muốn vật chất hay sự thành công, mà là cả 1 tổng thể bao gồm những khái niềm hết sức trừu tượng, nhưng cũng thật đơn giản biết bao. Có đôi lúc, hạnh phúc chỉ đơn giản là giọt nước mắt nóng hổi của mẹ và tiếng cười ấm áp của cha khi nhìn con ra đời khỏe mạnh. Hạnh phúc có khi chỉ đơn giản là niềm xúc động khi nhận được 1 sự giúp đỡ hay 1 lời chia sẻ chân thành.Đối với nhiều người, hạnh phúc bắt đầu từ điều đơn giản nhất, khi mỗi sớm mai thức dậy, thấy mình sống có ích trên cõi đời.

” Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy Ta có thêm ngày nữa để yêu thương ”

( Trịnh công Sơn )

Hạnh phúc đôi khi chỉ đơn giản và bình dị thế thôi. Sự thật là có 1 mối liên hệ không thể tách rời giữa hạnh phúc và tình thương. Con người ko thể sống hạnh phúc mà không có tình thương. Tình thương mang lại hạnh phúc cho người nhận nó, giúp họ có thêm nghị lực để vượt qua mọi thử thách, khó khăn; là động lực giúp họ ngày càng hoàn thiện hơn. Trong ” Những người khốn khổ” ( V.Huy-gô ), triết lí tình thương của nhân vật Giăng-Van-Giăng đã có ý nghĩa lớn lao,thay đổi số phận và giáo hóa con người. Giăng-Van-Giăng đã thay lời Huy-gô để nói lên 1 triết lí:” Trong đời chỉ có 1 điều, ấy là yêu thương nhau”

Không chỉ với người nhận, sự trao đi tình thương cũng là điều mang lại hạnh phúc. Khi bạn giúp đỡ 1 bà cụ đi qua đường thì bạn cảm thấy thế nào? Câu trả lời nằm trong tim bạn, có phải bạn đang vui…??. Thế có nghĩa là bạn đang hạnh phúc đấy. Trao đi yêu thương 1 cách tự nhiên, chúng ta sẽ nhận lại hạnh phúc xứng đáng. Bởi: khổ đau được san sẻ sẽ với nữa, còn hạnh phúc dc san sẻ sẽ nhân đôi.Thomas Merton đã từng nhận xét:” Nếu chúng ta chỉ biết tìm hạnh phúc cho riêng mình thì có thể chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm thấy. Hạnh phúc đích thực là biết sống vì người khác – 1 tình yêu không vị kỉ, không đòi hỏi phải được đền đáp”

Đúng vậy, được yêu thương là 1 hạnh phúc, nhưng yêu thương người khác còn là 1 hạnh phúc lớn hơn. Tình thương mang lại hạnh phúc cho con người.Đó chính là lí do tại sao mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ chúng ta phải biết rèn luyện bản thân, để tạo nên hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình và xã hội.”Cái đẹp cứu vớt thế giới”(Đốtx-tôi-ép-xki). Tình thương là nét đẹp tiềm ẩn sức mạnh vĩ đại, là niềm hạnh phúc quý giá của con người.Cần biết trân trọng những gì ta đang có, yêu thương và san sẻ để cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn.

Ngày nào ta còn sống, tức là ta còn có cơ hội để cảm nhận hạnh phúc của cuộc đời. Vì vậy, chúng ta hãy chia sẻ lòng tốt và lòng nhiệt tình đối với người khác. Một câu ngạn ngữ của Scotland nói rằng:” Hãy sống thật hạnh phúc khi bạn còn đang sống – Bởi vì bạn chỉ có 1 lần sống duy nhất mà thôi!” Thế còn bạn thì sao? Tôi thì sao? Liệu chúng ta có biết nhận ra những điều tương tự? mỗi ngày chúng ta có 24h để sống, để yêu thương, để phát hiện những điều tuyệt vời nhất trong cuộc sống. Hãy cho đi tình thương để có thể cảm nhận cuộc sống một cách đầy đủ nhất,tuyệt vời nhất, tròn vẹn nhất, bạn nhé…

Tham khảo bài làm khác tại đây: Tình thương là hạnh phúc của con người

Bài viết số 2 lớp 12 đề 3: Nghị luận xã hội về bệnh thành tích trong học tập.

Gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng đề cập rất nhiều đến một căn bệnh tinh thần đang từng ngày, từng giờ gây ra những tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội. Đó là “bệnh thành tích” – căn bệnh nguy hiểm lây lan khắp mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Có thể nói bệnh thành tích là căn bệnh trầm kha tồn tại từ rất lâu trong xã hội Việt Nam. Nó đã gây ra những tác hại ghê gớm khôn lường, cản trở rất nhiều tới quá trình phát triển của đất nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Khái niệm thành tích vốn dĩ có một ý nghĩa tích cực. Thành tích là kết quả tốt đẹp do một cá nhân hay tập thể làm ra, được mọi người công nhận và đánh giá cao. Nhưng chạy theo thành tích, bất chấp thủ đoạn, bỏ qua thực chất thì lại là một căn bệnh, một tệ nạn cực kì nguy hiểm. Đáng tiếc là hiện nay, xã hội ta có rất nhiều người mắc căn bệnh này.
“Bệnh thành tích” bắt nguồn từ đâu? Nguyên nhân sâu xa của nó chính là thói xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ mà từ ngày xưa, người lao động đã chê cười và phê phán. Thói thường Tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại, nhưng trong xã hội, không ít người thực sự chẳng có gì tốt đẹp mà lại thích bịa đặt ra cái hay cái đẹp… để tự dối mình, lừa người. Rồi cấp dưới muốn được khen thưởng, được thăng chức thì phải nghĩ cách lừa dối cấp trên bằng những “thành tích” chỉ có trong tưởng tượng.
nghi luan ve benh thanh tich trong xa hoi
“Bệnh thành tích” thường nảy sinh ở những người không có thực tài nhưng lại giấu dốt, không dám nhìn thẳng vào chính mình. Họ buộc phải tìm mọi cách đánh bóng tên tuổi để thỏa mãn thói háo danh, để không bị “thua chị kém em”. Theo quy luật, xã hội càng phát triển thì “bệnh thành tích” lây lan càng nhanh, càng rộng. Một phần do nền kinh tế thị trường với sức mạnh của đồng tiền đã chi phối, thao túng quá sâu vào các mối quan hệ xã hội. Cách đây mấy trăm năm, Nguyễn Du đã viết: Trong tay đã sẵn đồng tiền, Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì. Đồng tiền biến xấu thành tốt, dở thành hay, ảo thành thật. Rốt cuộc, mọi giá trị thật giả đảo lộn, rất khó phân biệt. Một sự thật đáng buồn hiện nay trong ngành giáo dục nước ta là nạn mua điểm, mua bằng cấp, “giáo sư giả”, “tiến sĩ giấy” khá nhiều. Người ta dễ bị lóa mắt trước hình thức bóng bẩy bên ngoài mà không đi sâu vào bản chất của hiện tượng, sự vật và sự việc. Thói thường ấy là mảnh đất màu mỡ cho “bệnh thành tích” phát triển.
Xung quanh chúng ta, những biểu hiện của bệnh thành tích nhiều không kể hết. Thử lấy dẫn chứng trong một vài lĩnh vực để chứng minh. Ví dụ như trong tĩnh vực giáo dục, từ cấp thấp đến cấp cao đều mắc bệnh này. Nhiều trường Tiểu học ở vùng sâu vùng xa, hiện tượng học sinh “ngồi nhầm lớp” khá phổ biến, cho nên mới có chuyện cười ra nước mắt là học sinh lớp 4 mà viết chữ chưa rành và chưa thuộc hết bảng cửu chương (!) Ở các thành phố lớn, vì “bệnh thành tích” mà Ban Giám hiệu nhiều trường sẵn sàng “thổi phồng” tỉ lệ học sinh khá, giỏi lên tới con số đáng ngờ là hơn 90%, trong khi thực tế thấp hơn rất nhiều. Có những trường kì quặc hơn là không cho phép học sinh yếu kém lưu ban vì sợ ảnh hưởng đến “thành tích” chung của trường và “uy tín” của Ban Giám hiệu. Trong những kì thi hết cấp, cũng vì “bệnh thành tích” mà nhiều học sinh “đỗ oan”, do đó càng học lên càng đuối. Mới đây, báo chí đưa tin một số giáo viên trường A khi chấm thi chéo đã cố ý hạ điểm thi của học sinh trường B với mục đích là để tỉ lệ đỗ của trường B kém trường mình. Sự giả dối kéo dài đã dẫn đến một thực tế đáng buồn là chất lượng học tập của học sinh hiện nay rất đáng lo ngại.
Những Kiều chạy đua theo thành tích như thế là vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật. Không ít quan chức vì lợi ích trước mắt mà cố tình bịa ra những bản báo cáo thành tích sai sự thật thì quả là thiếu lương tâm, thiếu trách nhiệm đối với sự nghiệp “trồng người”. Nếu hiện tượng tiêu cực này không sớm chấm dứt thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu tới việc đào tạo nhân tài, hiền tài làm rường cột cho đất nước mai sau.
Báo chí không ngừng phanh phui những hiện tượng tiêu cực – con đẻ của “bệnh thành tích”. Nhiều địa phương báo cáo lên Bộ Giáo dục và Đào tạo là đã chấm dứt tình trạng học ba ca, đã xóa nhiều điểm trường tranh tre nứa lá… nhưng thực tế thì hầu như sự thay đổi đó không đáng kể. Giáo viên, học sinh nhiều nơi ở vùng núi phía Bắc không có trường để học, không có nhà để ở. Gần đây, một phóng sự truyền hình về thực trạng đáng buồn đó đã làm xôn xao dư luận. Học sinh các dân tộc thiểu số phải tự dựng những túp lều xiêu vẹo, trống hơ trống hoác để ở tạm vì trường không có kí túc xá. Các thầy cô giáo mùa khô phải đi xa hàng chục cây số để tìm nước dùng cho sinh hoạt hằng ngày…
Nói “Không!” với các hiện tượng tiêu cực trong đó có “bệnh thành tích” đang là khẩu hiệu, là mục tiêu phấn đấu của ngành giáo dục. Tính khả thi của nó đến đâu còn phụ thuộc vào quyết tâm của tất cả mọi người để có được một nền giáo dục nghiêm túc và chất lượng cao.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, bệnh thành tích cũng lan tràn đến mức báo động. Số hộ nông dân nghèo còn chiếm tỉ lệ khá cao, nhưng trong báo cáo thành tích xóa đói giảm nghèo của nhiều địa phương thì toàn là những con số “đáng nể”. Thế mới có chuyện buồn cười là để đối phó với đoàn thanh tra của cấp trên, chính quyền xã đã bắt các hộ nghèo phải đi “mượn” trâu bò, vật dụng của những nhà khá giả để chứng minh là mình đã thoát nghèo. Cơ sở vật chất thiết yếu như điện, đường, trường, trạm (trạm y tế) ở nông thôn nhiều nơi cũng chỉ có ở trong… báo cáo (!). Vì chạy theo thành tích nên chính quyền một số địa phương đã vội vàng xây dựng và cấp cho một số hộ nghèo “nhà tình thương”, nhưng người nhận chỉ ở được ít ngày đã lo nơm nớp vì không biết nhà sẽ đổ lúc nào.
Trong lĩnh vực công nghiệp, nhiều xí nghiệp, nhà máy quốc doanh làm ăn “lời giả lỗ thật”, năm nào Nhà nước cũng phải bù lỗ rất nhiều nhưng Ban Giám đốc vẫn cố tình “bịa” ra thành tích để được thăng quan tiến chức… Cũng vì “bệnh thành tích” mà trong lĩnh vực giao thông, hàng chục cây cầu, mấy chục con đường, hàng trăm công trình tầm cỡ quốc gia … được xây dựng cho kịp tiến độ nhưng không đạt yêu cầu về mặt chất lượng, gây lãng phí rất lớn về công sức và tiền bạc của Nhà nước, của nhân dân.
“Bệnh thành tích” lan tràn khắp nơi khắp chốn như một dịch bệnh gây ra những tác hại khôn lường, cản trở quá trình phát triển của đất nước. Một tập thể hay một cá nhân khi đã nhiễm “bệnh thành tích” thì chỉ có thể làm ra những sản phẩm kém chất lượng mà thôi. “Bệnh thành tích” còn dẫn đến sự thoái hóa nhân cách, khiến con người trở nên thiếu trung thực, dối trá, lừa mình, lừa người, thích sống bằng ảo tưởng bởi “lộng giả thành chân”.
Cần có những biện pháp tích cực ngăn ngừa, từng bước đẩy lùi và chữa trị dứt điểm căn bệnh nguy hiểm này. Muốn làm được điều đó, các cấp các ngành phải đồng bộ ra tay, đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra để kịp thời phát hiện những thành tích “ảo” và những “chuyên gia tạo thành tích ảo”. Đối với những kẻ cố tình sai phạm, dẫn tới thiệt hại to lớn cho xã hội thì Nhà nước phải nghiêm trị theo pháp luật. Mặt khác, cần giáo dục, tuyên truyền thường xuyên để nâng cao nhận thức của mọi người về hậu quả của căn bệnh này.
Chúng ta phải nhận thức được rằng “bệnh thành tích” là một hiện tượng tiêu cực gây ra nhiều tác hại ghê gớm khôn lường. Đó chính là biểu hiện cao độ của thói dối trá rất đáng phê phán và lên án. Trong hoàn cảnh đất nước ta đã mở cửa giao lưu và hội nhập với toàn thế giới, mỗi công dân phải có thái độ nghiêm túc và trung thực trước mọi vấn đề của bản thân, của cuộc sống và xã hội; thấy được mặt mạnh để phát huy, mặt yếu để khắc phục. Bên cạnh đó, chúng ta phải không ngừng học hỏi điều hay, điều tốt của các nước tiên tiến và vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam. Nếu làm được như vậy thì chắc chắn không bao lâu nữa, mục tiêu phấn đấu xây dựng một xã hội hiện đại, dân chủ, công bằng và văn minh sẽ trở thành hiện thực.
vanmau.net ( sưu tầm)